Trong các trường hợp xe ôtô tham gia giao thông, đèn cảnh báo nguy hiểm có rất nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Do đó, tài xế cần sử dụng đúng cách đối với từng trường hợp để thông báo cho những người trên đường.

Đèn cảnh báo nguy hiểm hoặc đèn nguy hiểm khẩn cấp (đèn hazard) là một cặp đèn báo nhấp nháy với mục đích cảnh báo người lái xe khác về nguy hiểm ở phía trước, hoặc báo hiệu xe đang ở tình huống nguy hiểm.

Để kích hoạt chế độ này, người lái xe sử dụng nút tam giác màu đỏ trên bảng điều khiển. Một số xe khác sẽ tự động kích hoạt chế độ này nếu bị tai nạn hoặc phanh gấp.

Sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm thế nào cho đúng khi lưu thông trên đường.

Đúng như tên gọi của nó, đèn cảnh báo nguy hiểm chỉ được sử dụng trong các tình huống nguy hiểm hoặc báo hiệu cho các phương tiện khác biết phía trước đang có nguy hiểm. Ảnh minh hoạ: Khánh Linh.

Ôtô dừng/đỗ xe dưới lòng đường

Khi đang di chuyển trên đường cao tốc, nếu xe gặp sự cố không mong muốn và không thể di chuyển đến nơi dừng đỗ theo quy định. Người lái xe phải đậu bên lề đường và cần bật đèn báo nguy hiểm để các xe khác biết. Bên cạnh đó, khi đèn bật sáng cũng là cách để người lái xe thông báo cho các phương tiện khác biết mình đang cần trợ giúp.

Xem thêm  Nguyên nhân ô tô bị mất phanh

Trong các tình huống khẩn cấp

Trong các tình huống khẩn cấp như mất phanh, mất lái, xe gặp tai nạn hoặc cứu người gặp tai nạn, chở người bị thương nặng… Tài xế nên dùng đèn cảnh báo nguy hiểm cho các phương tiện khác biết để nhường đường, hoặc báo hiệu cho các tài xế khác biết xe bạn đang gặp sự cố để đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người đang tham giá giao thông.

Trong thời tiết xấu, ảnh hưởng nhiều đến tầm nhìn

Khi di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu, nhưng chưa đến mức không nhìn thấy gì thì tài xế chỉ cần bật đèn sương mù hoặc đèn pha.

Tuy nhiên, nếu thời tiết quá xấu, ví dụ như sương mù dày đặc, tài xế chỉ nhìn được một vài mét, mưa quá lớn hay hỏng cần gạt mưa thì tài xế cũng nên sử dụng để báo hiệu cho các phương tiện khác biết. Hơn nữa, lái xe cũng nên giữ khoảng cách để bảo đảm an toàn. Để an toàn hơn, tài xế nên dừng xe ven đường, bật đèn cảnh báo và chờ cho tạnh mưa.

Sử dụng đèn cảnh báo nguy hiểm sai cách có thể gây hiểu nhầm cho các phương tiện khác về hướng di chuyển, dẫn đến xử lý sai và gây tai nạn. Đối với các phương tiện khác, khi thấy đèn cảnh báo nguy hiểm thì phải nhường đường và giữ khoảng cách an toàn.

Xem thêm  Ý nghĩa các ký hiệu trên cần số xe tự động

(www.laixehaivan.edu.vn – Thầy Tứ: 0933 955 686 – Sưu tầm nguồn internet).


Mọi chi tiết vui lòng liên hệ về Trung tâm:

LIÊN HỆ TƯ VẤN VÀ ĐĂNG KÝ HỌC

Các cách đăng ký: Liên hệ trực tiếp qua số điện thoại gặp thầy Tứ hoặc cô Mai. Chat trực tiếp qua Zalo, Facebook. Ngoài ra, học viên có thể đến trực tiếp Văn phòng tiếp nhận hồ sơ của ghi phía dưới.
Địa chỉ trung tâm

Cơ sở 1: Trung Đoàn 22, Xa Lộ Hà Nội, P. Long Bình, Biên Hòa - Đồng Nai.

Cơ sở 2: Ấp Láng Cát, Xã Tân Hải, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Cơ sở 3: Ấp 1, Xã Hiệp Phước, H. Nhà Bè, TP. Hồ Chí Minh.

Nơi tiếp nhận hồ sơ: C225, Tổ 16, KP 5, P. Tân Hiệp, TP. Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.

Thầy Tứ: 0933 955 686 - 0932 088 838
Cô Mai: 0938 414 303 (Tuyển sinh)

Email: laixehaivan@gmail.com

Lịch làm việc

Thứ 2 - Thứ 7: 8h00 - 17h30.

Chủ nhật, ngày Lễ đóng cửa.

Ngoài thời gian trên, vui lòng liên hệ trực tiếp qua Điện thoại (Gặp thầy Tứ), Chat Facebook, Chat Zalo hoặc đặt hẹn trước.

Theo dõi chúng tôi
0933 955 686
/*****/ BEGIN_NOTI pknapi_holiday_effect_noti /*****/
Công cụ API trang trí giao diện vào dịp LỄ - TẾT - SỰ KIỆN QUAN TRỌNG trong năm (Phiên bản: 2.0.1) đang ở chế độ tắt.
Để bật lại, vui lòng liên hệ nhà phát triển web.

Source: https://api.phankimngan.com/holiday-effect/
Web Developer: Phan Kim Ngân - info.phankimngan.com
Web Design: GĐK iNET Website - giangdaikim.website
/*****/ END_NOTI pknapi_holiday_effect_noti /*****/